PGS,TS Nguyễn Vĩnh Thanh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện,

Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài chủ trì và phát biểu tại buổi nghiệm thu

 

Dự buổi nghiệm thu có 07 thành viên Hội đồng; đại diện Ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị khu vực I cùng các thành viên tham gia đề tài.

Đề tài được triển khai từ năm 2023 với mục tiêu hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển, đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển vùng duyên hải Bắc Bộ trong bối cảnh mới. Phạm vi nội dung nghiên cứu bao gồm thể chế, chính sách; vai trò của chính quyền  địa phương, một số ngành kinh tế biển có lợi thế của vùng; nguồn nhân lực, khoa học công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng cho kinh tế biển.

 

TS Trần Thanh Tùng, giảng viên chính khoa Kinh tế Chính trị chủ nhiệm đề tài trình bày kết quả nghiên cứu

 

Tại buổi đánh giá, nghiệm thu, TS Trần Thanh Tùng thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày khái quát kết quả nghiên cứu của đề tài. Theo TS Trần Thanh Tùng, đề tài được kết cấu gồm 03 phần: i) Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển trong bối cảnh mới; ii) Thực trạng phát triển kinh tế biển vùng duyên hải Bắc Bộ; iii) Quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế biển vùng duyên hải Bắc Bộ trong bối cảnh mới.

Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển của vùng duyên hải Bắc Bộ trong bối cảnh mới, đề tài đã đưa ra dự báo và xác định rõ 06 quan điểm và tập trung vào 08 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế biển vùng duyên hải Bắc Bộ phát triển đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, kinh tế biển là lĩnh vực rộng lớn, do vậy đề tài cần có những nghiên cứu bổ sung nhằm giải quyết những vấn đề góp phần đưa vùng duyên hải Bắc Bộ trở thành trung tâm kinh tế biển của các quốc gia và khu vực.

 

PGS,TS Đoàn Xuân Thủy, Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế Chính trị,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh nhận xét, phản biện đề tài

 

Trên cơ sở nhận xét, đánh giá của từng thành viên Hội đồng, PGS,TS Nguyễn Vĩnh Thanh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhất trí với nhận xét, đánh giá và phản biện của các thành viên Hội đồng, đồng thời ghi nhận nỗ lực và kết quả mà nhóm nghiên cứu đã đạt được. Đồng chí đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến phản biện, góp ý, nhận xét của các thành viên Hội đồng, tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện, đưa kết quả nghiên cứu của đề tài vào áp dụng trong thực tiễn.

Với những kết quả đã đạt được, đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu và đánh giá Đạt.

 

TS Phạm Tú Tài, Phó Trưởng khoa Kinh tế Chính trị nhận xét, phản biện đề tài

 

ThS Trần Thị Thanh Thủy, chuyên viên Ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, thư ký đề tài đọc biên bản nghiệm thu đề tài